Ngày nay, việc dạy con trở nên ngày càng khó khăn hơn với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và cuộc sống đầy áp lực, cám dỗ. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh đang tìm kiếm những phương pháp giáo dục mới để giúp con cái của họ phát triển tốt nhất về tính cách và trí tuệ. Trong đó, phương pháp giáo dục con của người Do Thái được đánh giá cao bởi những giá trị tốt đẹp và sự thấu hiểu sâu sắc về con người. Hãy cùng BeeLance tìm hiểu phần 2 những nguyên tắc dạy con của người Do Thái trong bài viết sau đây.
>>>>>Phần 1: Nguyên tắc dạy con của người Do Thái
Nguyên tắc giúp trẻ phát triển độc lập, bản lĩnh, tự tin
Người Do Thái cho rằng cha mẹ không nên quá can thiệp vào cuộc sống của trẻ, mà thay vào đó, nên trở thành những người hướng dẫn và động viên con cái. Bằng cách này, trẻ sẽ được khuyến khích tự đưa ra quyết định của mình và phát triển khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập.
Câu nói “Cha mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con” người Do Thái thể hiện tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường giáo dục tốt cho trẻ em, nơi trẻ được khuyến khích đặt câu hỏi, tự tìm kiếm kiến thức và phát triển kỹ năng tư duy. Điều này đồng nghĩa với việc nhà trường và các bậc phụ huynh cần tạo ra một môi trường giáo dục tốt, giúp trẻ phát triển độc lập, tự tin và hình thành tư duy phản biện.
Trẻ em Do Thái được dạy tôn trọng người lớn từ nhỏ. Tuy nhiên, người Do Thái luôn khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng riêng thậm chí tranh luận trực tiếp với người lớn. Điều này thể hiện sự tôn trọng của người lớn dành cho trẻ.
Bên cạnh đó, việc khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng riêng và tranh luận còn giúp trẻ phát triển nhận thức, tư duy phản biện, bản lĩnh, sự độc lập, tự tin và quyết đoán. Những kỹ năng này sẽ giúp trẻ chủ động trong cuộc sống trong tương lai, tự tin đối mặt với những thách thức và khó khăn trong cuộc sống.
Nguyên tắc khuyến khích trẻ tìm tòi, sáng tạo
Hiếm có một quốc gia, dân tộc nhỏ bé nào mà có nhiều cá nhân ưu tú như dân tộc Do Thái. Người Do thái dù dân số chỉ dưới 10 triệu người nhưng chiếm đến 40% số lượng giải Nobel sáng tạo trong nhiều lĩnh vực. Ngay từ thời xa xưa, dù phải đối mặt với nhiều tai hoạ, nhưng người Do Thái đã chứng minh “họ dường như là dân tộc thông minh nhất, sinh ra để làm chủ thế giới này”. Đã từng có một thời gian dài, các ông chủ ngân hàng châu Âu là người Do Thái. Ngày nay câu nói “tiền bạc nằm trong tay người Mỹ và trong túi người Do Thái” vẫn còn đúng. Những cá nhân kiệt xuất người Do Thái rất nhiều, trong số đó có thể nhắc đến thiên tài Albert Einstein, những tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffet…
Có lẽ người Do Thái thành công như vậy nhờ những giá trị quý giá của dân tộc được truyền đạt cho các thế hệ sau, ít nhiều đến từ phương pháp giáo dục luôn khuyến khích trẻ tìm tòi, sáng tạo, thử thách, biết chấp nhận và học từ thất bại.
Cha mẹ Do Thái dạy trẻ tự đặt câu hỏi, qua đó hướng trẻ đến tự tìm tòi, học hỏi. Việc dạy trẻ tự đặt câu hỏi và hướng dẫn trẻ tìm kiếm câu trả lời cũng giúp trẻ phát triển kỹ năng học tập suốt đời. Trong thế giới ngày nay, thông tin có thể được tìm kiếm và truy cập dễ dàng hơn bao giờ hết, và việc biết cách đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời là rất quan trọng để trở thành một người tự học suốt đời.
Ngoài ra, việc khuyến khích trẻ tự đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời cũng giúp trẻ cảm thấy có giá trị và được đối xử công bằng. Điều này giúp trẻ hứng thú và trân trọng hơn những câu trả lời mà mình tìm ra được, đồng thời cũng tránh được việc giáo dục trở thành việc đơn thuần đưa ra kiến thức mà không kích thích trẻ tìm hiểu và học hỏi thêm.
Trẻ em Do Thái đặc biệt được khuyến khích thử cái mới và qua đó sẵn sàng chấp nhận thất bại. Nếu việc khuyến khích thử cái mới, có thể là một món ăn, đi một nơi mới, làm việc theo 1 cách khác… có thể giúp trẻ linh hoạt và phát triển tầm nhìn, sự sáng tạo; thì thông qua thử thách, trải nghiệm và thất bại trẻ em Do Thái được phát huy quyền được thất bại. Qua đó, cha mẹ người Do Thái sẽ không chê trách khi trẻ thất bại. Trẻ học được nhiều từ thất bại: không phải mọi việc khi nào cũng thành công, và thất bại cũng không phải là điều tồi tệ. Có lẽ cả 2 nguyên tắc trên đã góp phần giúp người Do Thái có tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo hàng đầu trong các dân tộc trên thế giới.
Học về các giá trị tốt đẹp
Không khác biệt với các dân tộc khác, trẻ em Do Thái được dạy về các giá trị đạo đức tốt đẹp thông qua các tấm gương. Điều này được truyền đạt qua các câu chuyện kể, hay trực tiếp từ hình ảnh của cha mẹ và người thân. Vì vậy, cha mẹ người Do Thái luôn làm tấm gương cho trẻ học hỏi theo.
Trong cách dạy con của người Do Thái, ngoài tri thức để chuẩn bị cho cuộc sống, trẻ được chú trọng học về các đức tính tốt đẹp như biết giúp đỡ, quan tâm đến người khác, làm việc nhà… Qua đó người lớn Do Thái đã chuẩn bị cho trẻ hành trang để có thể trở thành 1 thành viên tích cực trong cộng đồng. Trẻ em Do Thái đồng thời cũng đã được học cách quản lý thời gian để hoàn thành công việc của mình ngay từ nhỏ.
Trên đây là tổng hợp một số nguyên tắc quan trọng của người Do Thái trong việc dạy trẻ, BeeLance mong đem đến thông tin bổ ích đến bạn đọc trong việc tìm hiểu phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ.