Các Rabi Do Thái thường dạy rằng lòng nhân từ và sự giúp đỡ là những giá trị quan trọng trong cuộc sống. Họ khuyên rằng khi một người cảm thấy cần sự giúp đỡ, chúng ta nên sẵn lòng đáp ứng và hỗ trợ họ. Đồng thời, khi thấy người khác gặp khó khăn, chúng ta cũng nên tự nguyện giúp đỡ mà không cần phải chờ đợi. “Thương người thì được người thương. Giúp người là giúp mình”.
Trẻ em Do Thái thường được dạy: “Người nào không hám lợi, chỉ là con vật ăn bám. Người nào chỉ biết hám lợi lại là con quỷ hút máu người”. Để đạt được sự hoàn thiện trong đời, cần phải đem lại lợi ích cho bản thân cũng như cho người khác. Họ thường kể cho trẻ câu chuyện như sau:
Fleming, một bác nông dân nghèo ở Scotland, một hôm bỗng nghe tiếng kêu khóc khi đang làm việc trên cánh đồng. Không ngần ngại, bác lao đến và phát hiện một đứa trẻ đang bị tụt xuống một hố bùn, và bác đã cứu em bé khỏi nguy hiểm.
Ngày hôm sau, bác Fleming nhìn thấy một chiếc xe ngựa sang trọng đậu trước cửa nhà. Một quý ông rời xe và tiếp cận Fleming, nói rằng: “Tôi là cha của đứa bé mà ông đã cứu sống. Tôi đến đây để bày tỏ lòng biết ơn”. Bác Fleming nhanh chóng đáp: “Tôi đã giải cứu đứa bé vì lương tâm của mình, không mong chờ điều gì”.
Tình cờ, người đàn ông nhìn thấy con trai của bác bác Fleming bước ra từ ngôi nhà cũ nát, đang cất tiếng gọi cha. Nhìn thấy hoàn cảnh nghèo khó của gia đình và đứa trẻ, người đàn ông nói: “Được rồi, để tôi đưa cháu về nhà tôi để cháu có điều kiện học hành, hy vọng rằng sau này cháu sẽ trở thành một người hữu ích cho cộng đồng. Khi đó, tôi sẽ đưa cháu quay lại ở với ông”.
Bác Fleming yêu cầu thời gian để bác suy nghĩ về lời đề nghị này. Vài ngày sau bác đã đồng ý với đề nghị đó, vì tương lai của con trai. Cậu bé sau này đã tốt nghiệp từ Đại học Y khoa Saint Maria. Đó chính là nhà khoa học Fleming Alexander – người đã phát minh ra thuốc kháng sinh Penicilin và đã được trao giải Nobel.
Hãy cùng BeeLance đón đọc các câu chuyện Do Thái trong các bài viết tiếp theo nhé. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn cảm thấy bổ ích.