Categories
Khác

Thói quen nói lời cảm ơn và xin lỗi của người Do Thái

Người Do Thái cho rằng, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là nền tảng giáo dục tốt nhất để trẻ em trở thành những người có tình cảm và sẵn lòng giúp đỡ người khác, hiểu rõ người khác, và không tự đặt mình là trung tâm. Việc giáo dục trẻ thường xuyên thể hiện lòng biết ơn, khen ngợi và mỉm cười giúp tạo nên mối quan hệ thân thiện và gần gũi với mọi người xung quanh. Họ tin rằng, qua việc học cách chia sẻ, trẻ em sẽ phát triển khả năng sống chung và hợp tác tốt hơn, không chỉ trong trường học mà còn trong cuộc sống hàng ngày.

Ike, 7 tuổi, là một đứa trẻ Do Thái ngoan. Sinh nở khó khăn, mẹ Ike đã gặp nguy cấp nhưng may mắn thay vị bác sĩ sản khoa đã cứu cả hai mẹ con. Bà vẫn thường đưa con trai đến bệnh viện để cảm ơn vị bác sĩ đã cứu mạng họ. Những lúc mẹ bận, Ike đã chủ động gọi điện hỏi thăm bác sĩ. Thói quen này đã trở thành một phần trong cuộc sống của Ike, giúp cậu biết ơn, biết quan tâm và chăm sóc người khác.

Người Do Thái dạy nói lời cảm ơn và xin lỗi
Người Do Thái dạy nói lời cảm ơn và xin lỗi

Người Do Thái còn chia sẻ rằng việc giáo dục trẻ biết cảm ơn nên bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, từ việc giúp đỡ thầy cô lau bảng đến việc tự chủ làm việc nhà. Thông qua những ví dụ như giáo dục tôn trọng thầy cô và giúp đỡ gia đình, trẻ em học được sự biết ơn và không quên công ơn dạy dỗ của người xung quanh. Trẻ được kể về những câu chuyện cảm ơn của loài vật, như con quạ quay lại mớm thức ăn cho cha mẹ, tương tự như cha mẹ đã làm với chúng khi còn nhỏ.

Cuối cùng, người Do Thái nhấn mạnh rằng giáo dục trẻ biết cảm ơn không nên là một quá trình một sớm một chiều. Bằng cách giáo dục từ những hành động nhỏ, như giúp đỡ thầy cô hay chủ động tham gia công việc gia đình, trẻ em sẽ học được cách nói lời cảm ơn. Điều này giúp trẻ không chỉ nhớ đến công ơn dạy dỗ từ cha mẹ và thầy cô mà còn giữ được sự chân thành với mọi sự giúp đỡ từ người khác.

Hãy cùng BeeLance đón đọc các câu chuyện Do Thái trong các bài viết tiếp theo nhé. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn cảm thấy bổ ích.

 

Categories
Khác

Thói quen nói lời cảm ơn và xin lỗi

Một bà mẹ Do Thái luôn chú tâm dạy dỗ con cái về tầm quan trọng của việc biết nói lời cảm ơn khi họ nhận được sự giúp đỡ hoặc quà tặng từ người khác. Dịp Lễ Noel, ba cô con gái của bà mẹ này đều nhận được những món quà. Bà mẹ hỏi: “Các con đã viết thư cảm ơn chưa?”. Tất cả ba cô con trả lời rằng chưa. Bà mẹ thúc giục vài lần, nhưng các con vẫn lười biếng.

Bà mẹ quyết định đưa các con ra siêu thị. Khi các con hỏi tại sao họ phải ra siêu thị, bà mẹ trả lời, “Để mua quà tặng cho dì Anna.”

Các con nói, “Lễ Noel đã qua rồi mẹ ơi.”

Bà mẹ đáp, “Không sao cả, chúng ta mua quà để tỏ lòng biết ơn, con yêu.”

Khi lên xe, bà mẹ nói, “Mẹ muốn các con biết rằng để có thể tặng quà cho các con, dì đã phải dành bao nhiêu thời gian. Vậy các con nên tự hỏi, bài học này của chúng ta đã mất bao nhiêu thời gian.”

Các con làm theo lời hướng dẫn của mẹ. Thời gian mất để đi đến siêu thị là 31 phút, thời gian mua quà là 45 phút, thời gian đi về là 30 phút, thời gian gói quà và đi đến bưu điện để gửi quà là 55 phút, tổng cộng là 2 giờ 41 phút.

Sau đó, bà mẹ nói, “Các con hãy viết một tấm thiệp – ecard để tỏ lòng biết ơn gửi đến dì và xem nó mất bao nhiêu thời gian.” “Mất 3 phút, mẹ ạ.”

Vì sao cần học cách nói lời cảm ơn và xin lỗi
Vì sao cần học cách nói lời cảm ơn và xin lỗi

Lúc đó, bà mẹ mới nói, “Các con hãy xem, để tặng quà cho các con, dì Anna đã phải dành 2 giờ 41 phút, trong khi các con chỉ mất vài phút để gửi một tin nhắn cảm ơn. Tuy nhiên, các con vẫn thường quên làm điều đó đấy sao.”

Người Do Thái luôn tin rằng bằng cách biết ơn thông qua việc nói lời cảm ơn, trẻ em sẽ học cách giúp đỡ người khác, quan tâm đến người khác và không tự cho mình là trung tâm. Dạy trẻ biết cảm ơn, khen ngợi và mỉm cười thường xuyên giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn với mọi người xung quanh, và giúp trẻ học cách chia sẻ. Điều này sẽ giúp trẻ sống hòa thuận và hợp tác tốt hơn trong xã hội trong tương lai.

Trên đây là phần đầu bài viết về việc dạy trẻ thói quen nói lời cảm ơn và xin lỗi của người Do Thái. Hãy cùng BeeLance đón đọc các câu chuyện Do Thái trong các bài viết tiếp theo nhé. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn cảm thấy bổ ích.

 

Categories
Khác

Câu chuyện Do Thái: Cỏ dại trong tâm khảm

[Câu chuyện Do Thái] Một nhà hiền triết Do Thái cảm thấy mình không còn sống lâu nữa nên đã triệu tập đông đảo đệ tử đến nghe bài giảng cuối cùng. Ông hỏi đám học trò:

– Các con xem, ngoài cánh đồng kia có mọc được những cái gì không tốt?

– Cỏ dại ạ. Các đệ tử đồng thanh trả lời.

– Vậy, ta phải làm thế nào để diệt trừ hết cỏ dại?

Đám học trò xì xào với nhau, chuyện này dễ ợt, ai cũng có thể làm được. Anh học trò trưởng tràng trả lời trước tiên” “Xin hãy cho con một cái cuốc là đủ”. Anh học trò thứ hai nói: “Xin cứ cho một mồi lửa là xong”. Anh học trò thứ ba bác lại và nói: “Phải đào bới sau mới làm sạch cỏ được”.

Câu chuyện Do Thái: cỏ dại trong tâm khảm
Câu chuyện Do Thái: Cỏ dại trong tâm khảm

Đợi cho các đệ tử trả lời xong xuôi, nhà hiền triết mới mỉm cười nói: “Buổi học đến đây là hết, các con hãy về và tìm cách dọn sạch cỏ theo cách riêng của mình, một năm sau lại tìm cách tụ họp đông đủ tại đây”.

Một năm mười hai tháng thấm thoát thoi đưa đã qua đi. Khi về tụ tập tại nhà vị hiền triết, đám học trò đều tỏ vẻ đau khổ vì các biện pháp làm sạch cỏ dại của họ đều không có hiệu quả triệt để. Cỏ dại không thể nào làm sạch hết được. Bọn họ chờ đợi sự chỉ bảo của thầy. Nhưng đáng tiếc lúc đấy nhà hiền triết đã qua đời và để lại cho học trò 1 cuốn sách. Đám đệ tử mở ra xem, thấy trong sách có ghi một câu nói: ” Cỏ dại có sức sống dai dẳng, biện pháp của các con đều thiếu hiệu quả. Muốn làm sạch chúng chỉ có 1 cách là các con hãy gieo trồng vào đó những hạt giống tốt. Tâm tính của con người cũng như 1 cách đồng có nhiều cỏ dại…”.

Người Do Thái cho rằng, trong tâm khảm của mỗi con người đều có có dại, tức là có những tư tưởng tiêu cực. Vậy cần gieo vào đó những tư tưởng tích cực, những hy vọng đẹp đẽ và những niềm hạnh phúc nhân sinh. Có làm như vậy thì mới hạn chế được những “cỏ dại”.

Hãy cùng BeeLance đón đọc những câu chuyện bổ ích của người Do Thái trong seri truyện Do Thái sau đây!

Categories
Khác

1 cộng 1 lớn hơn 2

Câu chuyện giáo dục “1 cộng 1 lớn hơn 2” của người Do Thái về trí tuệ trong cuộc sống – Trí tuệ là chìa khoá của thành công, BeeLance chia sẻ cùng bạn đọc như dưới đây.

Trong đại chiến thế giới thứ II, một gia đình người Do Thái bị phát xít Đức tống vào trại tập trung. Ông bố nói với con trai: “Hiện nay, gia sản nhà ta đã bị tước đoạt hết rồi, cái duy nhất còn lại là trí tuệ. Khi có người nói 1+1=2 thì con cần suy tính sao để 1 cộng 1 lớn hơn 2”.

Sau này, có hàng vạn người bị đầu độc chết trong trại tập trung này. Hai bố con người Do Thái may mắn sống sót di cư sang Mỹ, làm nghề buôn bán đồ đồng ở Houston.

câu chuyện Do Thái, 1 cộng 1 lớn hơn 2
1 cộng 1 lớn hơn 2, bài học của người Do Thái về vai trò của trí tuệ

Một hôm, ông bố hỏi con trai: “Giá đồng hiện nay bao nhiêu?”. Anh con trai trả lời: “35 xu mỗi pound”. Ông bố lắc đầu: “Không được! Con phải làm cho nó có giá là 3,5 đô la 1 pound!”. Và ông đã hướng dẫn con dùng đồng làm tay cầm ở các cánh cửa, như vậy trên thực tế đồng đã được tăng giá hàng chục lần.

20 năm sau, ông bố già lão chết đi, người con trai tiếp tục kinh doanh đồ đồng. Theo tư tưởng chỉ đạo 1 cộng 1 lớn hơn 2 của bố, anh đã dùng đồng để sản xuất giây cót đồng hồ, huy hiệu Olympic, đồ trang trí nhà cửa… Như vậy mỗi pound đồng đã mang lại hàng trăm đô la.

Năm 1974, chính phủ Mỹ tổ chức đấu thầu việc dọn dẹp rác ở khu vực tượng Nữ thần Tự do. Đã vài tháng trôi qua mà không có công ty nào dám nhận. Người Do Thái buôn bán đồ đồng ấy đã tới New York quan sát tượng và nhận thấy trong đống rác như núi này có nhiều đồng, sắt vụn. Thế là ông nhận thầu công trình này.

Nhiều nhà doanh nghiệp Mỹ thầm chê ông ngu ngốc, dại dột, vì cơ quan bảo vệ môi trường New York có thể phạt nặng nếu chủ thầu không làm sạch được khu vực này. Ông bỏ ngoài tai những lời dị nghị, quyết tâm theo đuổi mục tiêu của mình. Cuối cùng, ông đã thu được 3,5 triệu đô la tiền bán các đồ đồng được chế tác từ đồng vụn kiếm được sau 3 tháng lao động. Thể là 1 pound đồng của ông đã được tăng giá hàng nghìn lần.

Sự thành công của hai cha con người Do Thái nói trên chủ yếu nhờ vào trí tuệ nhạy bén trên thương trường. Cuộc sống thực tế không có 1 đẳng thức bất biến. Ai biết làm cho 1 cộng 1 lớn hơn 2, người đó chắc chắn sẽ gặt được những kết quả không ngờ.

Hãy cùng BeeLance theo dõi các bài viết về phương pháp giáo dục của người Do Thái tại đây! Nếu bạn thấy bài viết thú vị, hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân!