Trung tâm năng khiếu Beelance – Ong Sáng Tạo cùng với các học viên nhí tìm hiểu lập trình Scratch cơ bản qua game Mario như sau.
Bước 4. Tạo sprite nhận diện – detection sprite
Để nhân vật Mario của chúng ta di chuyển trên các bậc thang – level khác nhau, Mario cần có thể nhận biết tường, sàn và trần. Chúng ta sẽ thực hiện việc nhận biết không gian của Mario bằng cách sử dụng 4 cấu trúc ảo – sprites xung quanh Mario. Các bạn có thể hình dung 4 sprites này theo hình dưới đây.
4 cấu trúc ảo sprite này sẽ thiết lập các biến để Mario có thể di chuyển sang phải, trái, lên hoặc xuống. Ví dụ, Mỗi khi sprite tay phải chạm đến chướng ngại vật, chỉ số “right – touching” sẽ được thiết lập số 1, và Mario phải hành động để tránh chướng ngaị vật phía trước nhân vật. Nếu chỉ số “right – touching” bằng 0, Mario được tư do dịch chuyển sang tay phải.
Bước 5. Lập trình điều khiển Mario với con trỏ
Con trỏ là 4 phím điều khiển trên bàn phím máy tính theo chiều từ lên, xuống, trái và phải. Trong bước này, chúng ta sẽ thiết lập để có thể điều khiển nhân vật Mario di chuyển theo hướng con trỏ được chọn. Để thực hiện việc di chuyển của Mario, chúng ta cần:
- Xác định chướng ngại vật: Chúng ta đã thực hiện trong bước 4.
- Khởi động ở vị trí Start mỗi khi khởi động game.
- Di chuyển đúng hướng mỗi khi chúng ta bấm con trỏ.
- Các chuyển động của Mario được hoạt hình hoá – animated mỗi khi Mario di chuyển.
Bước 6. Thêm các đồng xu tiền thưởng vào game
Trong bước này, các học viên sẽ được giới thiệu và sử dụng 1 biến mới để ghi điểm – score variable. Chúng ta sẽ cộng điểm cho người chơi sử dụng cấu trúc sprite Đồng xu – Coins. Cấu trúc Sprite được tạo và thiết lập tương tự như các ? Block.
Mời các bạn đón xem phần tiếp theo các bài tập lập trình Scratch cơ bản tại đây!
Đăng ký học lập trình với các gia sư trực tuyến Beelance – Ong Sáng Tạo để được hướng dẫn chi tiết hơn tại đây!