Categories
Coding Scratch

Lập trình Scratch cơ bản phần 5 – game Mario

Trung tâm năng khiếu Beelance – Ong Sáng Tạo cùng với các học viên nhí tìm hiểu lập trình Scratch cơ bản theo chuyên đề game Mario – phần cuối như sau.

Bước 9. Thêm quân địch, chướng ngại vật (tiếp theo)

Thêm chướng ngại vật con vẹt

Trong game Mario này, chúng ta sẽ thiết lập để chim vẹt – Parrot trở thành đối thủ – chướng ngại vật lớn nhất của Mario. Con vẹt sẽ có thêm hành động ném trứng – Egg để truy sát Mario. Con vẹt sẽ chỉ xuất hiện từ level 4 của game.

Các bước lập trình dành cho Vẹt tương tự như các chướng ngại vật trước đây. Chúng ta còn lập trình thêm cho đối tượng Egg để đuổi Vẹt đi (tham khảo như dưới đây).

Thêm chim vẹt trong game Scratch Mario
Thêm chim vẹt trong game Scratch Mario
Thiết lập ném trứng trong game Mario
Thiết lập ném trứng trong game Mario
Hình ảnh Mario vượt chướng ngại vật chim Vẹt trong game
Hình ảnh Mario vượt chướng ngại vật chim Vẹt trong game

Bước 10. Thiết lập điều kiện thắng – thua trong game Scratch Mario

Thiết lập điều kiện thua trong game Mario

Bây giờ, chúng ta đã có đầy đủ các đối thủ của Mario, chúng ta sẽ thiết lập các điều kiện để khi Mario thua. Có 2 điều kiện cần thiết lập đó là: nếu chạm vào các chướng ngại vật (ngoại trừ trường hợp Mario biến hình thành invicible); hoặc là khi Mario rơi xuống, chạm vào bậc thấp nhất của màn hình. Khi đó trò chơi sẽ kết thúc. Một dòng chữ “game over” đồng thời cũng được gửi đến, cùng với việc ẩn nhân vật Mario và lựa chọn cho phép chơi lại.

lập trình Scratch cơ bản, Thiết lập thua trong game Mario
Thiết lập thua trong game Mario

Thiết lập điều kiện thắng trong game Mario

Có 2 trường hợp chúng ta có thể thiết lập khi Mario vượt qua 1 thử thách (level). Nếu Mario vượt qua vị trí (X, Y) thì Mario sẽ được điểm – tương tự như khi vượt qua chướng ngại vật, đồng thời màn hình gửi đến tin nhắn WIN. Khi Mario vượt qua thử thách số 5 thì màn hình sẽ có thêm lá cờ chiến thắng – Victory flag (tham khảo như dưới đây).

Thiết lập điều kiện thắng trong game Scratch Mario
Thiết lập điều kiện thắng trong game Scratch Mario

Bước 11. Hoàn thiện game với việc thêm nhạc nền

Một bước quan trọng để chúng ta có thể tạo nên những game thú vị trong tương lai đó là lựa chọn và thêm nhạc nền vào các sự kiện trong game Mario. Đi cùng với việc thêm nhạc nền, chúng ta sẽ thiết lập để nhạc được chơi trong những điều kiện khác nhau.

Chọn và thêm nhạc nền hay vào game Mario
Chọn và thêm nhạc nền hay vào game Mario
Thiết lập các điều kiện cho các đoạn nhạc được chơi

Các học viên nhí có thể tham khảo mẫu game Mario trên thư viện của Scratch tại đây!

Mời các bạn đón xem phần tiếp theo các bài tập lập trình Scratch cơ bản tại đây!

Đăng ký học lập trình với các gia sư trực tuyến Beelance – Ong Sáng Tạo để được hướng dẫn chi tiết hơn tại đây!!

Categories
Coding Scratch

Lập trình Scratch cơ bản phần 4 – game Mario

Trung tâm năng khiếu Beelance – Ong Sáng Tạo cùng với các học viên nhí tìm hiểu lập trình Scratch cơ bản theo chuyên đề game Mario như sau.

Bước 7. Thêm khối giải thưởng vào game Mario

Ngoài vượt chướng ngại vật, game super Mario đem đến sự hào hứng qua các giải thưởng nhân vật Mario đạt được trong hành trình. Để tạo các khối giải thưởng trong Scratch, chúng ta có lựa chọn cho đồng xu vào khối hoặc là phẩn thưởng khác như ngôi sao phép thuật. Ngôi sao phép thuật cho phép Mario va chạm với chướng ngại vật mà không bị ảnh hưởng.

Lập trình Scratch cơ bản - thêm khối thưởng 1
Lập trình Scratch cơ bản – thêm khối thưởng 1

Trước hết, chúng ta cần lập trình khối giải thưởng. Khi Mario nhảy đến những khối này, định vị vị trí X và Y của khối sẽ định hướng việc di chuyển của đồng xu giải thưởng hoặc ngôi sao phép thuật.

Bước tiếp theo, chúng ta cần tạo cấu trúc Sprite của đồng xu và ngôi sao phép thuật. Khi những cấu trúc này được tác động bởi Mario, nó sẽ di chuyển đến vị trí được định trước và biến mất, đồng thời Mario sẽ được cộng thuởng, hoặc trở nên “Invicible”.

Lập trình Scratch cơ bản - thêm khối thưởng 2
Lập trình Scratch cơ bản – thêm khối thưởng 2
Lập trình Scratch cơ bản - thêm khối thưởng 3
Lập trình Scratch cơ bản – thêm khối thưởng 3

Bước 8. Tạo tính năng “bất tử” cho Mario

Tính năng này sẽ được bật trong vòng 5 giây, khi Mario có được ngôi sao pháp thuật. Các bạn có thể tham khảo đoạn code dưới đây.

Tạo tính năng bất tử cho Scratch game Mario
Tạo tính năng bất tử cho Scratch game Mario

Bước 9. Thêm quân địch, chướng ngại vật

Các bạn học viên có thể thêm các quân địch của Mario theo các bước sau đây.

Thêm đối thủ "Nhím" vào game Mario
Thêm đối thủ “Nhím” vào game Mario
Thêm đối thủ "Nhím" vào game Mario
Thêm đối thủ “Nhím” vào game Mario

Thêm khủng long vào mục chướng ngại vật

Thêm khủng long làm chướng ngại vật của Mario – 1a
Thêm khủng long vào làm chướng ngại vật của Mario
Thêm khủng long vào làm chướng ngại vật của Mario

Mời các bạn đón xem phần tiếp theo các bài tập lập trình Scratch cơ bản tại đây!

Đăng ký học lập trình với các gia sư trực tuyến Beelance – Ong Sáng Tạo để được hướng dẫn chi tiết hơn tại đây!

Categories
Coding Scratch

Lập trình Scratch cơ bản phần 3 – game Mario

Trung tâm năng khiếu Beelance – Ong Sáng Tạo cùng với các học viên nhí tìm hiểu lập trình Scratch cơ bản qua game Mario như sau.

Bước 4. Tạo sprite nhận diện – detection sprite

Để nhân vật Mario của chúng ta di chuyển trên các bậc thang – level khác nhau, Mario cần có thể nhận biết tường, sàn và trần. Chúng ta sẽ thực hiện việc nhận biết không gian của Mario bằng cách sử dụng 4 cấu trúc ảo – sprites xung quanh Mario. Các bạn có thể hình dung 4 sprites này theo hình dưới đây.

4 cấu trúc ảo sprites trong game Scratch Mario
4 cấu trúc ảo sprites trong game Scratch Mario

4 cấu trúc ảo sprite này sẽ thiết lập các biến để Mario có thể di chuyển sang phải, trái, lên hoặc xuống. Ví dụ, Mỗi khi sprite tay phải chạm đến chướng ngại vật, chỉ số “right – touching” sẽ được thiết lập số 1, và Mario phải hành động để tránh chướng ngaị vật phía trước nhân vật. Nếu chỉ số “right – touching” bằng 0, Mario được tư do dịch chuyển sang tay phải.

Sử dụng cấu trúc ảo sprite trong lập trình Scratch game cơ bản Mario
Sử dụng cấu trúc ảo sprite trong lập trình Scratch game cơ bản Mario

Bước 5. Lập trình điều khiển Mario với con trỏ

Con trỏ là 4 phím điều khiển trên bàn phím máy tính theo chiều từ lên, xuống, trái và phải. Trong bước này, chúng ta sẽ thiết lập để có thể điều khiển nhân vật Mario di chuyển theo hướng con trỏ được chọn. Để thực hiện việc di chuyển của Mario, chúng ta cần:

  • Xác định chướng ngại vật: Chúng ta đã thực hiện trong bước 4.
  • Khởi động ở vị trí Start mỗi khi khởi động game.
  • Di chuyển đúng hướng mỗi khi chúng ta bấm con trỏ.
  • Các chuyển động của Mario được hoạt hình hoá – animated mỗi khi Mario di chuyển.
Lập trình bằng con trỏ trong Scratch game Mario
Lập trình bằng con trỏ trong Scratch game Mario

Bước 6. Thêm các đồng xu tiền thưởng vào game

Trong bước này, các học viên sẽ được giới thiệu và sử dụng 1 biến mới để ghi điểm – score variable. Chúng ta sẽ cộng điểm cho người chơi sử dụng cấu trúc sprite Đồng xu – Coins. Cấu trúc Sprite được tạo và thiết lập tương tự như các ? Block.

Tạo sprite coins trong Scratch game Mario
Tạo sprite coins trong Scratch game Mario
Lập trình cấu trúc sprite trong Scratch game Mario
Lập trình cấu trúc sprite trong Scratch game Mario
Sử dụng cấu trúc sprite Coins trong Scratch game Mario
Sử dụng cấu trúc sprite Coins trong Scratch game Mario

Mời các bạn đón xem phần tiếp theo các bài tập lập trình Scratch cơ bản tại đây!

Đăng ký học lập trình với các gia sư trực tuyến Beelance – Ong Sáng Tạo để được hướng dẫn chi tiết hơn tại đây!

Categories
Coding Scratch

Lập trình Scratch cơ bản – phần 2 – game Mario

Phần lớn chúng ta có lẽ đã quen thuộc với game Mario, là game biểu tượng của Nintendo. Mario game cũng là mẫu game vượt chướng ngại vật tiêu biểu. Trong loạt bài viết này, Ong Sáng Tạo – Beelance sẽ cùng các bạn trẻ cùng tìm hiểu và lập trình Scratch cơ bản để tạo 1 game tương tự như Mario nhé.

Lập trình Scratch cơ bản với game Mario
Lập trình Scratch cơ bản với game Mario

Bước 1. Thiết lập tài sản – assets

Chúng ta sẽ tạo ra 1 danh mục gọi là tài sản – assets, để có thể sử dụng nhiều lần trong game. Trong lập trình điều này cũng tương tự như tư duy tạo thư viện – library với mục đích có thể dụng nhiều lần cùng 1 tài nguyên.

Các tài sản sẽ được lưu trong backdrop Assets.

Về nhân vật chính của trò chơi, chúng ta có thể tạo ra 1 cái nón đỏ cho nhân vật chú mèo – character sprite và đây chính là Mario trong game của chúng ta. Một bầu trời với mây trắng sẽ được dùng làm nền cho game – background sprite.

Tạo Assets trong lập trình Scratch cơ bản - 1
Tạo Assets trong lập trình Scratch cơ bản – 1
Tạo Assets trong lập trình Scratch cơ bản - 2
Tạo Assets trong lập trình Scratch cơ bản – 2
Tạo Assets trong lập trình Scratch cơ bản - 3
Tạo Assets trong lập trình Scratch cơ bản – 3

Bước 2. Dựng các bậc thang trong game Mario

Việc đầu tiên, chúng ta sẽ xây dựng danh mục các Backgrounds sprite là các bậc thang khác nhau, bằng cách sử dụng nhiều lần các tài sản đã được tạo tại backdrop Assets.

Bước 3. Thêm ? khối – Block

Trong trò chơi Mario, có những vị trí khối – Block ? giúp Mario được thêm sức mạnh hay được thêm điểm. Chúng ta sẽ tạo ra bằng cách thêm các ? Block vào các bậc thang đã tạo trong bước 2.

Tạo ? Block trong game Scratch Mario
Tạo ? Block trong game Scratch Mario

Vì việc kéo thả các ? Block được sử dụng nhiều lần, chúng ta cần tạo ? Block sprite. Việc di chuyển ? Block trong các bậc thang được xác định bởi vị trí toạ độ X, Y của ? Block như hình ảnh dưới đây.

Tạo ? Block trong game Scratch Mario - 2
Tạo ? Block trong game Scratch Mario – 2
Tạo ? Block trong game Scratch Mario - 3
Tạo ? Block trong game Scratch Mario – 3

Mời các bạn đón xem các bài tập lập trình Scratch cơ bản tại đây!

Đăng ký học lập trình với các gia sư trực tuyến Beelance – Ong Sáng Tạo để được hướng dẫn chi tiết hơn tại đây!

Categories
Coding Scratch

Trẻ học lập trình qua các bài tập Scratch cơ bản – Bài 1

Giáo dục STEM thông qua việc đào tạo lập trình sớm cho trẻ đang dần trở nên phổ biến hơn trong giai đoạn tiểu học với các ứng dụng giáo dục như Scratch, App Inventor… hay các chương trình lập trình điều khiển Robot như Mbot, Makeblock, Andruino… Trong bài viết sau đây, Beelance xin tổng hợp và giới thiệu một số bài tập Scratch cơ bản dành cho trẻ bắt đầu học lập trình.

Nếu bạn thấy con bạn thích sử dụng máy tính, xin chúc mừng! Bạn có thể giới thiệu con đến với trò chơi Scratch. Beelance gọi Scratch là trò chơi bởi tính hấp dẫn của Scratch đối với trẻ em. Scratch được các chuyên gia Google, Stanford và MIT – Viện khoa học công nghệ Massachussets tạo ra dành cho sinh viên mọi lứa tuổi có thể học lập trình bằng phương pháp kéo thả các khối coding blocks, tương tự như việc trẻ chơi trò chơi Lego.

Những games nào có thể tạo trên website Scratch

Một số games bạn thấy trên Scratch có vẻ rất thú vị để chơi, nhưng để dạy trẻ, hãy bắt đầu với những games đơn giản hơn. Với các em mới tìm hiểu lập trình, bạn có thể giới thiệu games như bóng bàn, games dùng thẻ hay săn mồi.

Trước khi bắt đầu cùng Beelance tìm hiểu một số bài tập lập trình Scratch cơ bản, các em cần chuẩn bị những bước sau:

Chuẩn bị học Scratch trên máy tính

Bước 1. Tạo tài khoản Scratch miễn phí trên trang chủ

Các bạn học viên có thể vào trang web chính thức của Scratch và sử dụng ngay các tài nguyên của web để tạo một dự án mới, tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu bạn tạo cho bé 1 tài khoản miễn phí theo đường link sau đây. Việc này giúp cho bạn cũng như bé theo dõi các dự án trong bảng điều khiển thật dễ dàng.

Bước 2. Chọn backdrop và sprite

Các bạn học viên làm theo hình dưới đây để chọn được phông nền – backdrop và nhân vật – sprite.

tạo backdrop và sprite
Chọn vào chữ Create
Bấm vào vị trí bên phải ngoài cùng để chọn backdrop và sprite
Bấm vào vị trí bên phải ngoài cùng để chọn backdrop và sprite

Voila! Bạn đã chuẩn bị xong cho dự án – project đầu tiên rồi.

Bé lập trình dự án đầu tiên với Scratch

Bây giờ, học viên đã có backdrop và nhân vật rồi, hãy làm cho nó chuyển động. Trước hết, bấm vào vị trí chữ Events để bắt đầu điều khiển, kéo thả khối vào background.

Sau đó, bạn sẽ chọn khối Control -> Forever, kéo thả qua backdrop.

Chọn block Motion và tuỳ chỉnh số bước.

Cuối cùng, bạn sẽ chọn vòng tròn màu tím “Looks” và chọn “next costume”. Bấm vào Flag – cờ màu xanh để bắt đầu kiểm tra đoạn code. Các bạn học viên có thể tham khảo hình như dưới đây:

Điều khiển nhân vật chuyển động trong dự án Scratch đầu tiên
Điều khiển nhân vật chuyển động trong dự án Scratch đầu tiên

Tương tự, bạn có thể tạo 1 nhân vật thứ 2 như các bước trên.

Tạo một nhân vật thứ hai chuyển động
Tạo một nhân vật thứ hai chuyển động

Xin chúc mừng các học viên nhí đã tạo thành công dự án Scratch đầu tiên. Nhân vật thứ 1 có thể di chuyển từ trái sang phải hay ngược lại không ngừng và nhân vật thứ 2 di chuyển ngẫu nhiên vòng quanh màn hình.

Cùng với các giảng viên trực tuyến của Trung tâm năng khiếu Ong Sáng Tạo – Beelance, các bé sẽ được giải thích và thực hành nhiều hơn về các bước trong dự án.

Beelance sẽ giới thiệu các bài tập Scratch cơ bản đến các học viên trong các bài viết tiếp theo.

Đón đọc chuyên đề Bài tập Scratch tại đây!

Các bạn học viên hay phụ huynh có thể ghi danh học lập trình Scratch tại đây!

Categories
Coding Scratch

Lập trình game 2D với Scratch

Ngày nay, không ít vị phụ huynh luôn trăn trở về việc con trẻ nghiện games. Trung tâm hỗ trợ năng khiếu cộng đồng Ong Sáng Tạo – Beelance xin giới thiệu đến các phụ huynh giải pháp thích ứng với vấn đề trên. Đó là hướng việc chơi game, nghiện games sang lập trình games, bắt đầu từ những bước đơn giản nhất. Thông qua khoá học lập trình game 2D với Scratch, các bé trong độ tuổi từ 7 tuổi đã có thể làm quen, từng bước có những khái niệm đầu tiên về việc xây dựng và đóng gói một sản phẩm game do chính tay mình thực hiện.

Thông tin về khoá học lập trình game 2D với Scratch

Mục tiêu của khoá học: giúp trẻ từ 7 tuổi làm quen và nuôi dưỡng niềm đam mê lập trình, bắt đầu thử thách với việc dựng game 2D.

Thời gian học: 108 buổi, mỗi buổi 90 phút.

Học lập trình game 2D với Scratch

Bé học được gì từ khoá học lập trình game 2D

  • Hiểu về biến và tạo biến;
  • Tạo hàm, xử lý logic nếu – thì;
  • Di chuyển đối tượng theo điều kiện;
  • Tạo thư viện cho đối tượng;
  • Tạo khối lệnh, kịch bản game;
  • Thiết kế hình ảnh game 2D.

Phát triển khả năng tư duy, làm việc nhóm của bé

  • Chuyển từ thích chơi games, nghiện games sang lập trình games, yêu thích lập trình;
  • Tư duy thực tiễn trong việc lập trình games theo nhu cầu khách hàng, thiết kế games theo nhu cầu;
  • Tư duy phản biện: giảng viên tạo điều kiện để các bé trình bày về quan điểm, bảo vệ quan điểm trong thiết kế;
  • Kỹ năng giao tiếp;
  • Khám phá và phát triển khả năng sáng tạo của bé;
  • Và điều quan trọng là phát triển khả năng sắp xếp, thực hiện công việc, làm việc nhóm của bé.

Tìm hiểu về các khoá học Scratch của Trung tâm trực tuyến phát triển năng khiếu cộng đồng Ong Sáng Tạo – Beelance tại đây!

Đăng ký nhận thông tin khoá học trực tuyến tại đây!

Categories
Coding Scratch

Lập trình Scratch dành cho trẻ

Giới thiệu về khoá học lập trình Scratch dành cho trẻ nhỏ

Khóa học lập trình Scratch dành cho trẻ nhỏ được giới thiệu với phương pháp kéo thả – block coding, được thiết kế đặc biệt cho trẻ mầm non. Chương trình này được tạo ra bởi Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), và sử dụng các nhân vật hoạt hình và trò chơi vui nhộn để giúp trẻ phát triển đam mê lập trình, đồng thời hỗ trợ giáo dục kiến ​​thức cơ bản về lập trình và khuyến khích tư duy logic.

Bài giảng trực quan hấp dẫn của Scratch Jr giúp trẻ yêu thích lập trình

Thêm vào đó, khóa học còn bao gồm một phần về công nghệ tạo hình 3D Maker Empire, giúp trẻ em phát triển khả năng thiết kế và sáng tạo trong không gian 3D. Phần mềm này rất dễ sử dụng và được thiết kế đặc biệt cho các em.

Công nghệ của Makers Empire 3D mang đến cho bé trải nghiệm thú vị về dựng hình trong không gian 3D, phát triển trí sáng tạo của bé

Mục tiêu của khoá học Scratch Jr.

Giúp bé làm quen và yêu thích việc lập trình qua hình thức trò chơi. Rèn luyện cho bé sự kiên trì qua các bài lập trình ngắn, nhằm nuôi dưỡng đam mê.

Thời gian học: 48 buổi, mỗi buổi 60 phút.

Khoá học lập trình Scratch dành cho trẻ
Khoá học lập trình Scratch dành cho trẻ

Trẻ mầm non học được gì từ khoá học Scratch

Khoá học Scratch Jr. giúp trẻ mầm non phát triển những kỹ năng và tư duy sau:

  • Tư duy logic
  • Tư duy sáng tạo
  • Kiến thức cơ bản về lập trình
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Tư duy phản biện
  • Khả năng làm việc nhóm

Quý phụ huynh có thể liên hệ với Beelance để đăng ký khoá học Scratch Jr. cho trẻ tại đây.

Tìm hiểu thêm về các khoá học lập trình dành cho trẻ!